Nghị định số 111/2021/NĐ-CP là một văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ Việt Nam nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của chính phủ về nhãn hàng hóa. Nghị định này được đưa ra nhằm bảo đảm thông tin về hàng hóa được đưa ra rõ ràng, chính xác, đầy đủ và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
II. QUY ĐỊNH VỀ NHÃN HÀNG HÓA:
1. Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.
Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.
Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
2. Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:
a) Tên hàng hóa;
b) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
c) Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.
c1) Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa;
c2) Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.
3. Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.
a) Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
b) Nội dung nhãn hàng hóa xuất khẩu tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
*Tại khoản 6, điều 1 (Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 12 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP) về tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.
4. Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa.
Hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành. Trường hợp trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân trên giấy phép nhập khẩu.”;
* Tại khoản 7, điều 1 (Sửa đổi, bổ sung Điều 15 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP) về xuất xứ hàng hóa
“Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một trong các cụm từ hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”, “đóng chai tại”, “phối trộn tại”, “hoàn tất tại”, “đóng gói tại”, “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa”.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI NHẬP KHẨU VÀ NGƯỜI SẢN XUẤT, KINH DOANH:
– Người nhập khẩu phải đảm bảo rằng hàng hóa đã nhập khẩu có nhãn đầy đủ và chính xác.
– Người sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo rằng hàng hóa đã sản xuất, kinh doanh có nhãn đầy đủ và chính xác, và phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin trên nhãn.
IV. QUẢN LÝ VÀ KIỂM TRA NHÃN HÀNG HÓA:
– Các cơ quan chức năng có quyền kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm liên quan đến việc sử dụng nhãn hàng hóa.
– Người sản xuất, kinh doanh phải giữ các tài liệu và chứng từ liên quan đến nhãn hàng hóa trong một thời gian nhất định.
Nghị định số 43/2017/NĐ-CP được xem là một công cụ quan trọng giúp quản lý và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc thông tin về hàng hóa trên thị trường.
* Nhập khẩu hàng hoá, chi phí hợp lý, thông quan an toàn, giao hàng nhanh chóng, LIÊN HỆ: Trần Hoàng Việt Nam – Logistics: 0919.88.7998
—————————-
Trần Hoàng Việt Nam – Logistics
Địa chỉ: số 33, ngõ 41 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0919.88.7998
Email: [email protected]
Website: www.tranhoangvietnam.com